Những cách đơn giản để cải thiện sức đề kháng.

Những cách đơn giản để cải thiện sức đề kháng.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus và nấm. Nó phản ánh sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tật và phục hồi sau bệnh. Sức đề kháng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như dinh dưỡng, môi trường, và thói quen sống.

Thuốc tăng cường hệ miễn dịch nào hiệu quả, an toàn? - Dược sĩ Lưu Văn Hoàng
Sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật.

Đề kháng và hệ miễn dịch giống hay khác nhau?

GIỐNG NHAU! Sức đề kháng và hệ miễn dịch có mối quan hệ trực tiếp. Hệ thống miễn dịch của cơ thể hình thành nên sức đề kháng, nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, có khả năng phản ứng tốt trước các tác nhân gây bệnh, từ đó cơ thể sẽ có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt các tác nhân khi chúng tấn công cơ thể.
Ngược lại, nếu khả năng phản ứng của hệ thống miễn dịch suy yếu, đồng nghĩa với sức đề kháng không tốt, cơ thể sẽ không đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của tác nhân, nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.

Vậy suy giảm sức đề kháng có biểu hiện gì?

1. Dễ bị bệnh vặt: Thường xuyên mắc các bệnh cảm cúm, viêm vọng,…
2. Thời gian phục hồi lâu: Khó khăn trong việc hồi phục sau khi ốm, vết thương lâu lành.
3. Mệt mỏi kéo dài: Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng.
4. Suy giảm sức khỏe: Cân nặng giảm, da dễ bị tổn thương
5. Cảm giác ốm yếu: Dễ bị đau nhức, khó tập trung.
6. Hệ tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng: Khả năng hấp thu dinh dưỡng kém hơn bình thường, dễ tiêu chảy,…

Hơn 564.800 Cúm Và Cảm Lạnh ảnh, hình chụp & hình ảnh trả phí bản quyền một lần sẵn có - iStock
Suy giảm đề kháng khiến cơ thể dễ mắc bệnh.

Nếu có những triệu chứng này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ.

Cần làm gì để cải thiện sức đề kháng?

Để duy trì và tăng cường sức đề kháng, việc xây dựng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối, sinh hoạt vận động thường xuyên, giấc ngủ đầy đủ và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ là rất quan trọng.
Để tăng sức đề kháng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
1. Dinh dưỡng hợp lý: Ăn đủ chất, bao gồm trái cây, rau xanh, protein, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin C, B, D, Kẽm, Sắt,…

2. Tập thể dục thường xuyên: Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường hệ miễn dịch.

3. Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng, nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.

4. Giảm căng thẳng: Thực hành thiền, hít thở sâu, tập Yoga cũng giúp chúng ta giảm stress.

5. Uống đủ nước: Nước giúp duy trì chức năng cơ thể và hỗ trợ quá trình bài tiết độc tố, nên uống từ 1.5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày.

6. Tiêm vắc xin: Tiêm phòng định kỳ để bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm.

7. Tránh thuốc lá và rượu: Hạn chế hoặc ngừng sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Một lối sống tích cực giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, việc giữ cho môi trường sống sạch sẽ và rửa tay thường xuyên cũng là một thói quen tốt đảm bảo hạn chế cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe lâu dài.

Ở bất kì độ tuổi nào, một sức đề kháng tốt luôn có vai trò rất quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định, phòng chống bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là trong môi trường nhiều ô nhiễm và các căn bệnh đang ngày càng bị trẻ hóa như hiện tại.

Gợi ý các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng:

Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Cho-A Bitone Hàn Quốc Chống Lão Hóa (1 Set x 30 Gói)

Hồng Sâm Hàn Quốc Red Ginseng Cho-A Pharm Tăng Đề Kháng

Vitamin C Kolon Hàn Quốc Vitamin tổng hợp cho bé, cho mẹ bầu, cho nam, cho nữ tăng sức đề kháng 500mg

Nguồn tổng hợp.

Thông tin và sản phẩm trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *